Contents
- 1 Lưu ý cần đọc kỹ trước khi mua dụng cụ làm đồ da
- 2 Bộ dụng cụ làm đồ da handmade cơ bản dành cho cá nhân
- 2.1 1. Bảng cắt tự liền
- 2.2 2. Búa cao su
- 2.3 3. Kéo
- 2.4 4. Thước
- 2.5 5. Kẹp may da thủ công
- 2.6 6. Con lăn
- 2.7 7. Cây ke viền nhiệt
- 2.8 8. Thép chặn da
- 2.9 9. Thớt đục cao su, thớt đục nhựa tổng hợp
- 2.10 10. Dao lạng
- 2.11 11. Bút bạc và bút xóa bút bạc
- 2.12 12. Cây tỉa viền ( Không cần thiết lắm)
- 2.13 13. Giấy nhám
- 2.14 14. Cây đánh cạnh ( Không cần thiết lắm)
- 2.15 15. Dao cắt giấy
- 2.16 16. Đục
- 2.17 17. Dụng cụ lăn sơn
- 2.18 18. Các loại đục lỗ tròn
- 2.19 19. Dùi
- 2.20 20. Keo con chó hoặc keo P66
- 2.21 21. Sơn lót
- 2.22 22. Sơn cạnh màu
- 2.23 23. Chỉ may, kim khâu
- 2.24 24. Bộ dụng cụ đóng nút bấm
- 2.25 25. Kem dưỡng dành cho đồ da
- 2.26 26. Bộ chặt góc
- 2.27 27. Sáp ong vệ sinh đồ da
- 2.28 28. Bộ đóng nút bấm
- 3 Dụng cụ làm đồ da handmade chuyên nghiệp dành cho xưởng sản xuất
- 4 Kết luận
Đâu là bộ dụng cụ làm đồ da handmade không thể thiếu khi dấn thân vào nghề?
Đâu là bộ dụng cụ làm đồ da thủ công cơ bản không thể thiếu? Trong bài viết này mình sẽ trình bày chi tiết về các bộ dụng cụ làm đồ da handmade. Hay còn gọi là đồ da thủ công dành cho người dấn thân vào nghề. Sau 1 quá trình học hỏi và làm đồ da handmade dưới đây là những dụng cụ làm đồ da rất cơ bản nhưng rất cần thiết. Mọi người đón xem phía dưới nhé.

Lưu ý cần đọc kỹ trước khi mua dụng cụ làm đồ da
Nên mua hàng có xuất xứ và thương hiệu. Nên mua loại thật tốt để sử dụng ngay từ đầu để tránh tiền mất tật mang.
Tránh mua các sản phẩm rẻ tiền sẽ không sử dụng được.
Bộ dụng cụ cần đầu tư thật tốt ngay từ đầu như: Dao lạng và đục là 2 thứ cần thiết và phải thực sự xin xò.
Bộ dụng cụ làm đồ da handmade cơ bản dành cho cá nhân
Xem thêm video để hiểu thêm: https://www.youtube.com/watch?v=hCr75XMSH1I
1. Bảng cắt tự liền
Đương nhiên bảng cắt tự liền là một dụng cụ làm đồ da handmade cơ bản cần thiết và quan trọng phục vụ trong quá trình làm đồ da thủ công
Bảng cắt tự liền có nhiều kích thước từ A4 – A0
Bảng cắt này có đặc tính sẽ tự liền sau khi chúng ta cắt lên bề mặt bảng cắt
2. Búa cao su
Búa cao su 2 đầu: 1 đầu bằng cao su, 1 đầu bằng nhựa cứng. Giúp chúng ta sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: Đục, đập đường chỉ may,….
3. Kéo
Kéo trong đồ da dùng để cắt da, cắt chỉ….
4. Thước
5. Kẹp may da thủ công
Kẹp may da rất cần thiết trong quá trình chúng ta may các bộ phận hoặc hoàn thiện các sản phẩm thủ công. Nếu không có chúng ta mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện sản phẩm
6. Con lăn

Con lăn giúp keo dính chắc lên 2 bề mặt da và giúp định hình bề mặt da
7. Cây ke viền nhiệt

Cây ke viền nhiệt có công dụng ke viền các bộ phận sản phẩm như: Ke viền bộ phận ngăn thẻ, Ke viền mặt ví da. Có tác dụng làm đẹp và lấy dấu để đục sản phẩm
8. Thép chặn da
Dụng cụ thép chặn da giúp chặn mẫu rập và da, giúp chúng ta cắt dễ dàng hơn và chính xác theo mẫu rập.
9. Thớt đục cao su, thớt đục nhựa tổng hợp
Thớt đục cao su dùng cho các loại đục xiên, đục trám
Thớt đục nhựa tổng hợp dành cho đục tròn và có nhiều công dụng khác nhau
10. Dao lạng

Nếu 1 chiếc máy lạng quá mắc tiền chúng ta không thể kham nổi thì dao lạng da là lựa chọn duy nhất.
Dao lạng có nhiều công dụng như: cắt da, lạng mép da, xấn góc vuông của sản phẩm rất tốt,….
11. Bút bạc và bút xóa bút bạc

Bút bạc dùng để lấy dấu
Bút xóa dấu bạc sau khi lấy dấu
12. Cây tỉa viền ( Không cần thiết lắm)
Cây tỉa viền này có công dụng tỉa viền các chi tiết sản phẩm giúp sản phẩm thẩm mĩ hơn. Thường được sử dụng cho các sản phẩm chế tác từ da vegtan…
13. Giấy nhám
Dùng để đánh cạnh da và đánh cạnh lớp sơn. Giấy nhám có nhiều loại từ p400 đến p1200…. Chúng ta nên mua đủ loại để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
14. Cây đánh cạnh ( Không cần thiết lắm)
Dùng cho các sản phẩm chuyên đánh cạnh ( Không sơn cạnh). Thông thường phù hợp với các dòng da gốc veg như: Pueblo, da vegtan, da maya….
15. Dao cắt giấy
Dao cắt giấy dùng để cắt mẫu rập và dùng thể cắt da
16. Đục

Đục có nhiều loại khác nhau như: đục xiên, đục tròn, đục trám
Đục có nhiều kích thước bước đục như: 0.27mm, 0.3mm, 0,38mm, 0.4mm….
Để lựa chọn đục đa dụng dành cho nhiều sản phẩm khác nhau, mình khuyên bạn nên mua đục có bước đục 0.3 hoặc 0.38cm
17. Dụng cụ lăn sơn

Dụng cụ lăn sơn bằng đồng phục vụ cho quá trình lăn sơn thành phẩm
18. Các loại đục lỗ tròn

Các loại đục lỗ tròn sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như đục bo góc sản phẩm, đục lỗ may
19. Dùi
20. Keo con chó hoặc keo P66
Keo bạn có thể sử dụng keo con chó x66 hoặc keo rồng vàng p66 sẽ rẻ hơn
Ngoài ra còn có keo sữa cao su.
21. Sơn lót
Để Để chuẩn bị cho sản phẩm được trơn chu và đẹp, chúng ta phải sơn lót cho sản phẩm được láng min. Thông thường với bề mặt dày và không được mịn chúng ta phải sơn lót khoảng 2 lần
22. Sơn cạnh màu
Sau khi sơn lót chúng ta tiến hành sơn cạnh bằng các màu sắc khác nhau tùy theo sở thích hoặc khách hàng đặt
23. Chỉ may, kim khâu
Chỉ may thông thường sử dụng bằng chỉ Lalaces hoặc cao cấp hơn là chỉ gai Zj ( có giá thành khá mắc từ 125k-150k 1 cuộn 120m)
Chỉ có nhiều loại thông thường may ví, thắt lưng, dây đồng hồ sử dụng loại chỉ 0.35-0.4 mm
24. Bộ dụng cụ đóng nút bấm

25. Kem dưỡng dành cho đồ da
Kem dưỡng dành cho da thường được sử dụng như kem kangaroo màu trắng, mink oil…
26. Bộ chặt góc

Bộ chặt góc da chuyên dùng để chặt các góc bo tròn của da, có nhiều size khác nhau và khá cần thiết. Giúp công việc chúng ta triển khai một cách thuận lợi
27. Sáp ong vệ sinh đồ da
28. Bộ đóng nút bấm
Dụng cụ làm đồ da handmade chuyên nghiệp dành cho xưởng sản xuất
Ngoài các bộ dụng cụ làm đồ da kể trên. Dưới đây mình sẽ liệt kê một số máy móc cũng như dụng cụ làm đồ da chuyên nghiệp dành cho xưởng sản xuất mà mình biết
- Máy lạng tấm
- Máy lạng mép
- Máy dập logo
- Máy bế
- Máy dập
- Máy ke viền
- Máy gấp mép
- Máy may
- Máy cắt dây lưng
Mua dụng cụ may đồ da ở đâu?
Xem thêm: Hướng dẫn làm ví da handmade cơ bản: https://themenwallets.com/huong-dan-lam-vi-da-handmade/
Quy trình làm một sản phẩm ví da handmade: https://www.youtube.com/watch?v=L9H6F3OJh_M
Kết luận
Trên đây là tất tần tật về bộ dụng cụ làm đồ da handmade cơ bản hay còn gọi là bộ dụng cụ làm đồ da thủ công. Bạn nhất thiết phải có khi bước chân vào nghề. Ngoài những dụng cụ làm đồ da cơ bản ở phía trên. Còn rất nhiều những bộ phụ kiện làm đồ da khác. Tùy vào việc phục vụ trong quá trình làm sản phẩm khác nhau như: Ví zip, Túi xách, Dây máy ảnh…..bạn cần phải tham khảo và mua thêm.
Chúc các bạn thành công!